Home / Tài liệu học tập / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

Bài làm

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí trói qua tim”

(“Từ ấy”)

Từ ngày được soi sáng dưới lí tưởng đúng đắn của Đảng, Tố Hữu đã lật đời văn của mình sang trang mới. Từ đây, văn thơ Tố Hữu sẽ chỉ cổ vũ cách mạng, cổ vũ chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà thôi. Tinh thần ấy được tác giả truyền tải trong toàn bộ tác phẩm “Việt Bắc”.

Tố Hữu được mệnh danh là ngọn cờ đầu của phong trào thơ cách mạng, tiêu bieur cho lớp thế hệ nhà văn – chiến sĩ. Thơ ông như một thứ vũ khí lợi hại để tuyên truyền, cổ động tinh thần chiến đấu cũng như nêu cao tình yêu và tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. Ông viết về chính trị bằng cái giọng đặc biệt trữ tình, trìu mến.

Bài thơ “Việt Bắc” được sáng tác sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Do đó, cả bài thơ là một nỗi nhớ dài về tình quân dân sâu nặng trong cuộc kháng chiến. Bài thơ được viết theo thể lục bát, lối văn đối đáp, giàu chất văn học dân gian nên dễ thuộc dễ nhớ, đi vào lòng người rất tự nhiên.

Mở đầu nỗi nhớ là cảnh chia tay của người ở lại và kẻ ra đi:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”

Hai chủ thể chính trong bài thơ là “ta” và “mình”. Cách gọi ấy thể hiện sự gắn bó khăng khít, ta và mình tuy hai mà một. Khoảng thời gian “mười lăm năm ấy” là mười năm năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ nhưng nặng tình nặng nghĩa. Chưa chia tay mà nỗi nhớ nhung đã tràn ngập, nhìn đâu đâu cũng thấy bóng dáng của những con người xưa cũ.

Một buổi chia tay bịn rịn, có biết bao nhiêu lời để nói nhưng lại không biết nói gì:

Xem thêm:  Soạn bài: Kiểm tra phần Tiếng Việt

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biêt nói gì hôm nay”

Tâm trạng “bâng khuâng”, “bồn chồn” rất thật, rất tình. Một buổi chia li “không nói” chỉ để cho lòng tự hiểu. Nó giống như buổi chia ly của Thâm Tâm trong “Tống biệt hành”:

“Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”

Người ra đi đã đáp trả lại tình cảm người ở lại:

“Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”

“Ta” và “mình”, người ra đi và kẻ ở lại dường như hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất. Hai từ “đinh ninh” như ghim chặt vào lòng người đọc tấm lòng son sắt và thủy chung trước sau như một.

Nhớ về Việt Bắc là nhớ về những ngày tháng “chia ngọt sẻ bùi”:

“Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”

Nhớ về Việt Bắc là nhớ về thiên nhiên tươi đẹp, đa sắc như một bộ tranh tứ bình:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Mùa đông có hoa chuối đỏ rực trên nền xanh trầm mặc. Mùa xuân tinh khôi chìm ngập trong sắc trắng hoa mơ. Mùa hè rộn ràng tiếng ve và lung linh hoa phách vàng. Mùa thu có tiếng hát ân tình thiết tha của những đêm trăng hòa bình. Mỗi mùa mỗi vẻ. Mỗi vẻ đẹp của thiên nhiên trong câu lục lại đi kèm với hình ảnh con người. Con người lao động sản xuất làm chủ núi rừng. Con người say mê, tần tảo, khéo léo làm ra của cải vật chất phục vụ chiến đấu. Thiên nhiên tươi đẹp song hành cùng con người phơi phới tin yêu khiến bộ tứ bình Việt Bắc hoàn hảo, diệu kì. Điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại ở đầu mỗi câu bát như khiến nỗi nhớ như tràn ra, lênh láng trên từng nhành cây ngọn cỏ, trên từng hoạt động sống của con người. Đồng thời nó tạo ra chất nhạc rất thú vị cho bài thơ.

Xem thêm:  Tuần 3 - Thương Vợ

Tác giả không chỉ nhớ đến cảnh vật và con người Việt Bắc, mà những năm tháng của cuộc chiến tranh ác liệt gian khổ cũng không thể nào quên:

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”

Giọng điệu chuyển sang âm hưởng hào hùng, vang dội khi kể về những trận chiến giữa núi rừng Việt Bắc. Ở đó, thiên nhiên đồng hành cùng con người chiến đấu.

 

phan tich bai tho viet bac cua to huu - Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Em hãy phân tích bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

 

Và rồi đỉnh cao của nỗi nhớ khép lại trong đêm khởi nghĩa oanh liệt:

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”

Hình ảnh đoàn quân khí thế rung chuyển đất trời với ngọn đuốc sáng rực trong đêm gợi về đêm tổng khởi nghĩa năm xưa. Những đoàn quân sát cánh bên nhau khiến đá cũng phải nát. Suốt “nghìn đêm thăm thẳm” chịu ách đô hộ của Pháp nay đã bước ra ánh sáng. Thắng lợi thực sự đã về:

“Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng…”

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long

Một loạt các địa danh có thực được liệt kê như là sự khoe, sự mừng khôn xiết về thắng lợi hào hùng của nhân dân. Kế đến là không khí miền Bắc hăng say lao động sản xuất để chi viện cho cuộc chiến ở miền Nam:

“Nắng trưa rực rỡ sao vàng

Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công

Ðiều quân chiến dịch thu đông

Nông thôn phát động, giao thông mở đường

Giữ đê, phòng hạn, thu lương

Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…”

Và tác giả thể hiện niềm tin yêu tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác:

“Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.

Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà

Mình về mình lại nhớ ta

Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.”

Dù có đi đâu về đâu thì nhân dân cũng sẽ hướng về lí tưởng của Bác Hồ. Chỉ cần nhìn về phía Việt Bắc, ta lại có thêm quyết tâm xây dựng đất nước.

Tóm lại, bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu với giọng điệu lúc thiết tha, da diết khi hào hùng, đanh thép không chỉ ca ngợi tình quân dân cá – nước mà còn là lòng yêu nước dạt dào của tác giả. Bài thơ rất có giá trị cổ vũ chiến đấu.

Hoài Lê

Check Also

1586828911 38 cuuheight990 310x165 - Cảm nhận của em về bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Cảm nhận của em về bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Tây Tiến” – Quang Dũng. Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *